-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Các loại enzyme, vai trò và sự chuyển hóa trong cơ thể
02/03/2024Trong cơ thể, các loại enzym có đến hàng ngàn loại. Tùy thuộc vào các chức năng đảm nhiệm mà chúng được xếp vào enzyme tiêu hóa và enzyme chuyển hóa. Để biết thêm các thông tin về các loại enzyme, vai trò và sự chuyển hóa trong cơ thể. Đọc ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết nhất nhé!
Các loại enzyme, vai trò và sự chuyển hóa trong cơ thể
Enzyme là gì? Cấu trúc và tính chất của các enzyme
Enzyme là các protein sinh học hoạt động như xúc tác, tăng tốc các phản ứng hóa học trong cơ thể sống. Ngoài các tên gọi enzyme, hoạt chất này còn được gọi với tên thông thường là men. Các loại enzym không chỉ có tồn tại trong cơ thể người mà ngay trên động/thực vật. Hoặc các nơi có tồn tại sự sống thì đều có các loại enzym hoạt động.
Enzyme là gì?
Các loại Enzyme trong cơ thể sẽ tham gia vào hoạt động như: tổng hợp, phân giải, vận chuyển chất, đào thải độc, cung cấp năng lượng,... đóng vai trò xúc tác cho các phản ứng hóa học trong cơ thể. Enzyme giúp tăng tốc độ phản ứng hóa học, từ đó giúp các quá trình sinh học diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Các loại enzyme trong cơ thể
Xuất hiện trong cơ thể các loại enzym có hàng ngành loại, các loại này sẽ được xếp vào hai nhóm enzyme chính:
Enzyme chuyển hóa
Enzyme chuyển hóa tham gia vào nhiều quá trình khác nhau trong cơ thể, bao gồm:
-
Chuyển hóa năng lượng: Enzyme chuyển hóa thức ăn thành năng lượng mà cơ thể có thể sử dụng.
-
Tổng hợp protein: Enzyme tổng hợp protein từ axit amin.
-
Sao chép DNA: Enzyme sao chép DNA để tạo ra các tế bào mới.
-
Sửa chữa DNA: Enzyme sửa chữa DNA bị hư hỏng.
>> Có thể bạn cần biết: Protein thực vật và các loại bột protein thực vật
Enzyme tiêu hóa
Các loại enzym trong hệ tiêu hóa hay còn biết là các enzyme tiêu hóa, chúng có chức năng phân hủy thức ăn thành các phân tử nhỏ mà cơ thể có thể hấp thu. Đồng thời, các enzim tiêu hóa này được sản xuất bởi các cơ quan tiêu hóa, bao gồm miệng, dạ dày, ruột non và ruột già. Đồng thời, các loại enzyme tiêu hóa ở người sẽ cũng nằm tại vị trí ở các tuyến nước bọt, tuyến tụy và ruột già.
Dưới đây là một số enzyme tiêu hóa tiêu biểu và tác dụng của chúng:
Enzym |
Chức năng |
Amylase |
Phân hủy tinh bột thành đường |
Protease |
Phân hủy protein thành axit amin |
Lipase |
Phân hủy chất béo thành axit béo và glycerol |
Maltase |
Phân hủy maltose thành glucose |
Lactase |
Phân hủy lactose thành glucose và galactose
|
Vai trò của enzyme trong cơ thể
Enzyme đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các quá trình sinh học trong cơ thể, bao gồm:
- Tiêu hóa thức ăn: Enzyme tiêu hóa giúp phân hủy thức ăn thành các phân tử nhỏ mà cơ thể có thể hấp thu.
- Chuyển hóa năng lượng: Enzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp cơ thể tạo ra và sử dụng năng lượng.
- Tổng hợp protein: Enzyme giúp tổng hợp protein từ các axit amin.
- Sao chép DNA: Enzyme tham gia vào quá trình sao chép DNA, giúp di truyền thông tin từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Hệ miễn dịch: Enzyme tham gia vào hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Enzyme đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các quá trình sinh học trong cơ thể
Một số vấn đề của cơ thể nếu thiếu hụt enzyme trong cơ thể
Nếu cơ thể thiếu hụt enzyme, có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe và rối loạn metabolic. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến mà cơ thể có thể gặp phải khi thiếu hụt enzyme:
-
Khó tiêu hóa thức ăn: Thiếu hụt enzyme tiêu hóa như amylase, protease và lipase có thể dẫn đến khó khăn trong quá trình phân huỷ thức ăn. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
-
Các vấn đề liên quan đến chuyển hóa: Một số enzyme chuyển hóa, như lactase trong trường hợp người bị rối loạn tiêu hóa lactose, có thể dẫn đến khó khăn trong việc chuyển hóa và hấp thụ các loại dưỡng chất. Từ đó, gây ra triệu chứng như tiêu chảy, đầy hơi, và đau bụng.
-
Rối loạn diễn tiến của bệnh: Thiếu hụt enzyme có thể là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh, bao gồm các bệnh di truyền như bệnh Pompe, bệnh Tay-Sachs, và bệnh phenylketonuria (PKU).
-
Kém phát triển và tăng cân chậm chạp: Trong trẻ em, thiếu hụt enzyme có thể dẫn đến kém phát triển và tăng cân chậm chạp do cơ thể không thể hấp thụ và sử dụng dưỡng chất một cách hiệu quả.
-
Gây hại cho các cơ quan và mô cụ thể: Thiếu hụt enzyme có thể dẫn đến sự tích tụ của các chất độc hại hoặc chất catabolite gây hại cho các cơ quan và mô cụ thể trong cơ thể. Đặc biệt là các thiếu hụt các loại enzyme tiêu hóa ở ruột non hay các loại enzyme protease ở những người không bổ sung các loại Protein thực vật
Đối tượng cần bổ sung enzyme
Có một số đối tượng cụ thể cần bổ sung enzyme vào chế độ dinh dưỡng. Nhất là những người cần cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất. Cụ thể,
-
Người bị rối loạn tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa lactose, celiac, hoặc bệnh viêm ruột có thể cần bổ sung enzyme để giảm triệu chứng và cải thiện sức khỏe.
-
Người lớn tuổi: giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất.
-
Người có dấu hiệu tiêu hóa kém như: đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón sử dụng enzyme để giảm các triệu chứng này.
-
Những người thực hiện chế độ ăn đặc biệt như: chế độ ăn kiêng, ăn chay hoặc chế độ ăn giàu protein có thể cần bổ sung enzyme hỗ trợ tăng cường hấp thu từ thực vật.
-
Người sử dụng rượu hoặc thuốc lá: Các loại thuốc rượu hoặc thuốc lá có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa, do đó người tiêu dùng có thể cần bổ sung enzyme để giảm các triệu chứng tiêu hóa không thoải mái.
>> Xem ngay: Cách ăn chay đủ chất; các loại ăn chay.
Hy vọng rằng, những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thông tin về “Các loại enzyme, vai trò và sự chuyển hóa trong cơ thể ”. Nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin về sản phẩm “Bổ sung Grain Fermentation Enzyme” - một trong những sản phẩm bổ sung enzyme từ các loại ngũ cốc thuần chay. Hãy liên hệ ngay với chúng với Life Hub qua các thông tin dưới đây để được giải đáp chi tiết nhất nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
-
Life Hub Việt Nam - Cuộc sống trọn vẹn đến từ thiên nhiên
-
Số điện thoại: 0947.656.705
-
Địa chỉ: Lầu 19, khu A, Tòa nhà Indochina Park Tower, Số 04 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
-
Website: https://lifehubvietnam.com/
-
Facebook: https://www.facebook.com/lifehubvietnam