Chi tiết bài viết

Protein thực vật| Lợi ích và gợi ý các nguồn thực phẩm

02/03/2024

Để cung cấp Protein cần thiết cho cơ thể, ngoài các nguồn Protein động vật thì Protein thực vật đang được nhiều người quan tâm. Đặc biệt đối với những người ăn thuần chay, tập gym, người bị thiếu hụt protein nhưng có mỡ trong máu,... Vậy Protein thực vật là gì? Mang lại lợi ích như thế nào? Các nguồn thực phẩm giàu protein thực vật gồm những loại nào? Cùng đọc bài viết dưới đây, Life Hub sẽ giải đáp hết cho bạn ngay nhé! 

Protein thực vật là gì? 

Trước khi tìm hiểu về Protein thực vật, bạn cần biết được sự cần thiết Protein trong cơ thể. Protein không chỉ được biết đến như là một chất dinh dưỡng đa lượng, đây là chất được tìm thấy ở khắp cơ thể (từ xương, cơ, da, các mô khác,...). Chính vì có mặt tại khắp nơi nên chúng tham gia vào nhiều hoạt động như: Sản xuất hormone, xây lại cơ và mô, cung cấp năng lượng, sản xuất enzyme,... nên việc bổ sung Protein là điều vô cùng cần thiết. 

 

Protein thực vật - giải pháp tốt cho người ăn chay 

Protein thực vật - giải pháp tốt cho người ăn chay 

 

Vậy Protein thực vật là gì? Protein từ thực vật được hiểu đơn giản là chất đạm được cung cấp từ các nguồn thực vật. Đặc điểm của đạm thuần 100% từ thực vật dễ dàng tiêu hóa, cung cấp các axit béo, Vitamin (B12, D) và omega-3 thiết yếu cho cơ thể. Ngoài ra, Protein thực vật cũng mang đặc điểm thường chứa nhiều axit amin không thiết yếu hơn so với protein động vật. 

Đối tượng nào nên bổ sung protein thực vật? 

Hiện nay, tìm kiếm về Protein thực vật hầu hết là các nhóm đối tượng ăn chay thường xuyên, ăn thuần chay. Bên cạnh đó, các gymer muốn tìm kiếm nguồn Protein nạp vào cơ thể sẽ là đối tượng chính tìm kiếm bổ sung các chất đạm từ thực vật. Bên cạnh đó, các đối tượng được khuyên bổ sung Protein từ thực vật là: 

  • Những người thường xuyên ăn khuya hoặc ăn uống quá nhiều chất đạm động vật.  

  • Người muốn giảm cân, duy trì cân nặng, đặc biệt với những người đang thực hiện các chế độ ăn kiêng (Keto, eat clean, nhịn ăn gián đoạn): Protein thực vật thường ít chất béo hơn và giàu chất xơ. Từ đó, giúp cảm giác no lâu hơn và hỗ trợ quá trình giảm cân hoặc duy trì cân nặng.

  • Người quan tâm đến sức khỏe tim mạch, lượng mỡ máu cao: Protein thực vật thường ít chất béo bão hòa và cholesterol hơn so với protein động vật. Yếu tố này là điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và động mạch.

  • Người có dị ứng hoặc không dung nạp được protein động vật: Bổ sung protein từ thực vật có thể là lựa chọn an toàn và phù hợp cho những người có dị ứng hoặc không dung nạp được protein động vật.

Tác dụng của Protein thực vật 

Nhiều người nhìn nhận thấy khuyết điểm của Protein thực vật có chứa các axit amin không hoàn chỉnh. Vì vậy, hầu hết mọi người bỏ quên các thực phẩm cung cấp các Protein thực vật. 

Mới nhất, theo giáo sư “Walter Willett” - giáo sư dịch tễ học và dinh dưỡng tại Trường Công lập Harvard TH Chan, Ông đã viết “Trên thực tế, nếu chúng ta ăn nhiều loại thực phẩm thực vật trong chế độ ăn uống của mình, thì tổng thể các axit amin sẽ không khác biệt đáng kể so với những gì chúng ta sẽ nhận được từ việc ăn protein động vật”. >> Tham khảo và dịch tại ĐÂY

Cụ thể hơn, xét về các đối tượng nên bổ sung và việc khẳng định nếu duy trì, ăn nhiều loại thực phẩm chứa Protein thực vật thì tổng thể các axit amin được giữ nguyên so với động vật. 

 

Tác dụng của protein thực vật lợi nhiều hơn hại 

Tác dụng của protein thực vật lợi nhiều hơn hại 

 

Một số lợi ích của Protein thực vật bạn sẽ nhận được như:

  • Cung cấp protein chất lượng để xây dựng mô cơ và sửa chữa những thiếu hụt dinh dưỡng của cơ thể.

  • ít chất béo và cholesterol, giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe tim mạch.

  • Giàu chất xơ, cải thiện tiêu hóa và giảm cảm giác đói.

  • Hỗ trợ duy trì cân nặng hoặc giảm cân vì ít năng lượng hơn.

  • Giảm tác động tiêu cực lên môi trường bởi việc cắt giảm thức ăn cho chăn nuôi động vật.

  • Phù hợp cho người ăn chay và người có dị ứng hoặc không dung nạp được protein động vật.

  • Hạn chế tình trạng tăng mỡ gây tăng cân 

  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, cholesterol và huyết áp

  • Giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2 (khi thay thế đạm thực vật thay cho các loại thịt đỏ giàu protein động vật). 

Các thực phẩm giàu protein thực vật không thể bỏ qua 

  • Gợi ý một số các thực phẩm giàu protein thực vật có trong tự nhiên 

STT

 

Thực Phẩm

 

Protein (g/100g)

 

1 Đậu Lima 21
2 Ngô ngọt 3.4
3 Quinoa 4.4
4 Khoai tây 4
5 Súp lơ 2
6 Kiều mạch 13.2
7 Bắp cải 1.5
8 Hạt hạnh nhân 20
9 Đậu nành 34.5
10 Seitan 21.2
11 Yến mạch 17
12 Bơ đậu phộng 25
13 Đậu nành (đậu phụ) 36
14 Tảo xoắn 60
15 Hạt cây gai dầu 3.4
16 Cà chua phơi khô
17 Quả ổi 2.5
18 Atiso 3
19 Đậu Hà Lan 5.4
20 Nấm 13
21 Hạt Macca 8
22 Hạt Chia 17
23 Đỗ xanh 23
24 Hạt diêm mạch 14
25 Sữa chua 8-9
26 Phô mai 25
27 Hạnh Sachi 25-33
28 Hạt Điều 18
29 Đậu lăng

24.6

30

Hạt bí ngô

31
31 Quả bơ 2
32 Hạt dẻ cười 8
33 Đậu gà 19
34 Đậu Tempeh 19
35

Đậu nành Nhật Bản

11

36

Măng tây

2.2

37

Rau cải xoong

3.5

38

Rau mầm Brussel

2.6

39

Lúa mì Spelt

3.1

40 Hạt Teff 13
41

Bắp vàng

3.4
42

Bánh mì đen

42
43

Hạt óc chó

15

44 Quả táo 4
45 Bánh Falafel 13
46 Bột cacao 20
47 Cải brussels 2
48 Bắp cải 1,3
49 Gạo hoang 7
50 Spirulina (Tảo xanh lam/xanh lục) 57
 
51 Quả Bơ 4,02

 

Gợi ý một số các thực phẩm giàu protein thực vật đã qua chế biến hoặc lên men

  • Cơm lam đậu, đạm đậu nành hoặc các cơm trộn đậu: Với mỗi chén/cốc sẽ cung cấp khoảng 7g Protein từ thực vật. 

  • Seitan: Là hỗn hợp tạo từ gluten lúa mì cùng các gia vị khác nhau sẽ cung cấp khoảng 21g trên ⅓ cốc. 

  • Bánh mì Ezekiel: Cung cấp khoảng từ 4g/ lát bánh mì, nếu chế biến theo kiểu nướng bánh mì phết cùng bơ đậu phộng và hạnh nhân thì lượng đạm thực vật cung cấp cho cơ thể còn nhiều hơn nữa. 

  • Men dinh dưỡng: Đây là dòng men với tên gọi Saccharomyces cerevisiae và thường được dùng làm hương vị trong các món ăn khoai tây nghiền, mì ống hoặc phủ nên trên lớp bỏng ngô. 

Lưu ý: Đối với cả các thực phẩm có trong tự nhiên hay đã qua trộn/chế biến các giá trị protein có thể biến đổi tùy theo điều kiện chế biến và nguồn gốc của thực phẩm. 

 

Các loại hạt, họ nhà đậu có chứa hàm lượng protein vô cùng lớn 

Các loại hạt, họ nhà đậu có chứa hàm lượng protein vô cùng lớn 

 

Vậy có khi nào bạn thắc mắc Protein thực vật có ở đâu ngoài tự nhiên? Ngoài tìm kiếm các thực phẩm bổ sung protein thực vật từ thực phẩm tự nhiên. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm tổng hợp các protein thực vật từ những loại hạt (hay được gọi là bột protein thực vật). Thêm vào đó, các sản phẩm sẽ được bổ sung các loại enzym và các chất thiếu hụt khác nhằm tăng hiệu quả bổ sung đạm động vật hiệu quả cho người dùng. 

Đối với những người ăn chay trường, đang trong quá trình giảm cân hay tập gym, những người mỡ trong máu cao nhưng thiếu hụt protein thì rất nên tham khảo sản phẩm "Thực phẩm bổ sung Grain Fermentation Enzyme".

Đây là sản phẩm có định lượng vừa đủ để bổ sung lượng thiếu hụt protein mỗi ngày. Sản phẩm giúp những người ăn chay, người bận rộn hay ăn uống chưa đủ chất thì có thể bổ sung nhanh chóng, tiện lợi các dưỡng chất thiếu hụt một cách hiệu quả nhất. 

>> Xem thêm: Cách ăn chay đủ chất dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe 

Câu hỏi liên quan

 

Một số câu hỏi liên quan đến Protein động vật và thực vật 

Một số câu hỏi liên quan đến Protein động vật và thực vật 

 

1. Protein thực vật có tốt hơn protein động vật?

Sẽ không có thông tin chính xác để xác nhận rằng loại Protein từ thực vật hay động vật là tốt hơn. 

Trên thực tế, để xem xét loại Protein nào là tốt để sử dụng cần xét về các loại dinh dưỡng đi kèm. Đồng thời, mục đích bổ sung các loại protein cho cơ thể của bạn. Nếu bổ sung protein động vật kèm theo đó sẽ bổ sung thêm các loại sắt heme và vitamin B12 (đạm thực vật sẽ thiếu đi các dưỡng chất này). 

Bên cạnh đó, protein từ thực vật sẽ cung cấp thêm chất xơ, phytonutrients, một số chất oxy hóa (đạm động vật sẽ không có các chất này). Nếu trong trường hợp bạn không bổ sung các thực phẩm bổ sung Protein thực vật chứa kèm các chất khác thì vẫn nên bổ sung cả 2 loại sẽ tốt nhất. 

>> Tham khảo sản phẩm: Bổ sung protein từ sữa non bò và sữa dê

2. Lượng protein cần nạp mỗi ngày bao nhiêu là đủ? 

Theo Học viện Y khoa Quốc gia Mỹ khuyến cáo, để đáp ứng đủ lượng Protein cho cơ thể chuyển hóa mỗi ngày cần đáp ứng lượng protein:

  • Tối thiểu 0.8g protein/kg (trọng lượng cơ thể). Ngoài ra, đối với những người ăn thuần chay nghiêm ngặt nên bổ sung tối thiểu 0.9g protein/kg

  • Tối đa không vượt 35% tổng lượng calo/ngày. 

Ví dụ, nếu một người nặng 50kg thì sẽ cần bổ sung 0.8 x 50 = 40g.

3. Có nên thay thế Protein từ thực vật thay thế Protein động vật?

Không khuyến khích thay thế sử dụng đơn độc các Protein thực vật hay động vật. Thế nhưng nếu bạn có nhu cầu thì hoàn toàn vẫn có thể thay thế đạm thực vật với đạm thực vật. Tuy nhiên, vẫn nên tham khảo các tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng sau khi thăm khám toàn diện về sức khỏe. 

Trên đây là toàn bộ các thông tin về Protein thực vật, trong đó là các lợi ích và gợi ý các nguồn thực phẩm giàu đạm thực vật mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn không còn phân vân về thức ăn nào có nguồn gốc thực vật Nếu còn những thắc mắc khác cần tư vấn về sản phẩm, hay các thông tin khác hãy liên hệ ngay với Life Hub qua các thông tin dưới đây để được giải đáp chi tiết nhất nhé! 

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 

Viết bình luận
hotline
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook