LIFE HUB - Cuộc sống trọn vẹn đến từ thiên nhiên - LIFE HUB chuyên cung cấp và phân phối các sản phẩm về inner Beauty & Healthycare.

Top 5 thương hiệu trà Kombucha tốt nhất thị trường

Kombucha là một loại đồ uống lên men được làm từ trà, đường, men vi sinh và nấm men. Trà Kombucha có hương vị chua nhẹ, hơi giống rượu vang và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sau đây là 5 thương hiệu trà Kombucha tốt nhất hiện nay. Star Kombucha Star Kombucha thuộc công ty Goody Group được ra mắt vào năm 2019. Ngay từ đầu, nhà sáng lập Paul Hưng đã đặt tâm huyết để cho ra đời dòng sản phẩm thức uống lên men này với mục tiêu đem đến một lựa chọn tốt cho sức khoẻ của tất cả mọi người và mong muốn đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng. Star Kombucha có rất nhiều hương vị: Chanh sả, việt quất, cam đào, dâu tây, chanh dây,... Teazen Teazen là một thương hiệu trà Kombucha đến từ Hàn Quốc. Với sự kết hợp của các loại quả mọng, họ berry bao gồm dâu tây, việt quất, cherry và mâm xôi sẽ mang đến cho bạn vị chua ngọt đặc trưng và cung cấp hàm lượng vitamin dồi dào, giúp cải thiện làn da và sức khỏe. Trà Teazen Kombucha được bán dưới dạng gói hòa tan, khi dùng bạn chỉ cần hòa với nước lọc thông thường là có thể thưởng thức. LIFE HUB Kombucha LIFE HUB là một thương hiệu trà Kombucha Hàn Quốc dạng gói bột, được sản xuất bằng phương pháp FD hiện đại, giúp sản phẩm giữ được hương vị và các dưỡng chất nguyên bản từ các thành phần gốc.  Kombucha LIFE HUB sở hữu 7 vị độc đáo, phù hợp cho đa dạng sở thích người dùng. Với dạng gói bột, bạn có thể mang đi và sử dụng bất kỳ nơi nào, rất tiện lợi khi du lịch hoặc dã ngoại  Damtuh Damtuh là một thương hiệu trà Kombucha Hàn Quốc dạng gói bột, có 4 hương vị thơm ngon và nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đồng thời, Damtuh còn có nhiều sản phẩm dinh dưỡng khác như ngũ cốc, trà gừng…. Synergy Kombucha Synergy Kombucha là một thương hiệu kombucha lâu đời, được thành lập vào năm 1995, có hương vị thơm ngon và nhiều lợi ích cho sức khỏe. Synergy Kombucha cũng là một trong những thương hiệu trà Kombucha được ưa chuộng nhất tại Hoa Kỳ. Trên đây là top 5 thương hiệu trà Kombucha tốt nhất thị trường. Hãy thử ngay Kombucha để nâng tầm sức khỏe của bản thân nhé  

[Giải đáp] Uống probiotic lúc nào hấp thu tốt nhất?

Các vi khuẩn có lợi trong đó probiotic không còn xa lạ với nhiều người khi muốn bổ sung các men vi sinh để tăng cường sức khỏe đường ruột. Không những vậy, các men vi sinh probiotic còn tác động đến sức khỏe toàn diện con người.  Vậy, Uống probiotic lúc nào hấp thu tốt nhất? Từng đối tượng khác nhau thời điểm và liều lượng bổ sung có giống nhau không? Cùng đọc bài viết dưới đây, Life Hub sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc dành cho bạn ngay nhé!  Uống Probiotic có tác dụng gì?  Uống probiotic có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là cho hệ đường ruột. Probiotic giúp duy trì môi trường đường ruột khỏe mạnh bằng cách ngăn chặn sự phát triển của các sinh vật gây hại. Thêm vào đó củng cố hàng rào vi khuẩn đường ruột và phục hồi các vi khuẩn có lợi sau khi mắc bệnh hoặc sử dụng thuốc kháng sinh.   Một số khác còn có các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng probiotic có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch, tăng cường sức khỏe răng miệng, da và tinh thần. Ngoài ra, một số vi khuẩn có lợi có trong probiotic cũng có thể được tìm thấy trong một số thực phẩm lên men tự nhiên như kimchi, sữa chua, trà kombucha và dưa cải.    Những thực phẩm này cũng có thể mang lại các lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm huyết áp, cân bằng đường huyết, giảm cân và cholesterol. Tuy nhiên, nếu những thực phẩm này không được bao gồm trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, việc sử dụng các sản phẩm bổ sung probiotic có thể là một lựa chọn hợp lý để đảm bảo cung cấp đầy đủ vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Probiotic nên uống lúc nào?  [Giải đáp] Uống probiotic lúc nào hấp thu tốt nhất?  Về thắc mắc “Uống probiotic lúc nào hấp thu tốt nhất? Hay Probiotic nên uống lúc nào? là điều nhiều người cần biết để bổ sung lợi khuẩn đạt hiệu quả tốt nhất. Thời điểm thích hợp nhất để uống probiotic là trong, trước hoặc ngay sau bữa ăn, nhưng không nên uống khi đói. Cách này giúp tạo ra một lớp bảo vệ cho lợi khuẩn khỏi axit dạ dày. Sở dĩ, thời điểm này uống probiotic sẽ hấp thu tốt nhất vì “probiotic là những vi sinh vật sống và có thể bị tiêu diệt bởi axit dạ dày. Vì vậy, uống probiotic khi đói có thể làm giảm hiệu quả của chúng do axit dạ dày”.  Uống probiotic lúc nào hấp thu tốt nhất? thích hợp nhất để uống probiotic là trong, trước hoặc ngay sau bữa ăn   Ngoài ra, Thời điểm uống probiotic tốt nhất còn phụ thuộc vào: Chủng vi khuẩn: Lactobacillus và Bifidobacteria: tốt nhất nên uống trước bữa ăn 30 phút. Saccharomyces boulardii: có thể uống bất cứ lúc nào. Khả năng kháng axit dạ dày của sản phẩm: Sản phẩm có khả năng kháng axit: có thể uống bất cứ lúc nào. Sản phẩm không có khả năng kháng axit: nên uống trong, trước hoặc ngay sau bữa ăn.   >> Có thể bạn muốn biết: Lợi khuẩn lactobacillus âm đạo hay vi khuẩn Lactobacillus plantarum Các thời điểm uống probiotic phù hợp cho từng đối tượng  Việc chọn thời điểm uống probiotic phù hợp phụ thuộc vào đối tượng sử dụng và tình trạng sức khỏe cụ thể. Việc tuân thủ đúng cách sử dụng probiotic sẽ giúp tăng cường hiệu quả của lợi khuẩn và mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của mỗi người. Người lớn và trẻ em: Hệ tiêu hóa của trẻ em và người lớn khác nhau, do đó nhu cầu về lợi khuẩn cũng khác nhau.  Đối với người lớn, thời điểm tốt nhất để uống probiotic là trước hoặc sau bữa ăn, tránh uống khi đói để tăng cường hiệu quả hấp thụ. Trẻ em có đường ruột nhạy cảm hơn người lớn nên cần chú ý đến liều lượng và thời điểm uống lợi khuẩn. Trẻ em trên 2 tuổi nên bổ sung probiotic 1 đến 2 lần/ngày, trong khi đó trẻ em dưới 1 tuổi cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Lựa chọn uống probiotic phù hợp từng đối tượng    Người đang dùng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và lợi khuẩn. Vì vậy, uống probiotic cách xa thuốc kháng sinh giúp đảm bảo hiệu quả của cả hai. Khi sử dụng thuốc kháng sinh nên uống probiotic ít nhất 2 giờ so với thuốc kháng sinh để đảm bảo hiệu lực của cả hai. Tuyệt đối không nên uống probiotic cùng lúc với thuốc kháng sinh để tránh làm giảm tác dụng của cả hai. Người có thói quen sử dụng thức uống có cồn: Không nên sử dụng probiotic cùng lúc với thức uống có cồn vì cồn có thể làm giảm hiệu quả/tiêu diệt của lợi khuẩn. Người có thói quen sử dụng thức uống có cồn nên ngưng uống probiotic trong vòng 8 đến 15 tiếng sau khi uống thức uống có cồn, sau đó bổ sung lại lợi khuẩn vào ngày tiếp theo.   Lưu ý khi bổ sung lợi khuẩn để đạt hiệu quả tốt nhất    Bổ sung lợi khuẩn qua thức ăn cũng mang lại hiệu quả tốt nhất   Tránh nhiệt độ cao: Không bổ sung lợi khuẩn chung với nước hoặc thực phẩm có nhiệt độ cao trên 40 độ C vì nhiệt độ cao có thể tiêu diệt lợi khuẩn. Uống theo đợt: Nên uống lợi khuẩn theo đợt từ 5 - 7 ngày để đảm bảo hiệu quả điều trị. Sau mỗi đợt, nên nghỉ 2 - 3 ngày trước khi bắt đầu đợt tiếp theo. Duy trì sử dụng: Nên duy trì thời gian bổ sung lợi khuẩn đúng trong ngày theo tháng để cơ thể quen với việc hình thành các lớp màng bảo vệ của lợi khuẩn và duy trì ổn định hệ vi sinh đường ruột. Lựa chọn phù hợp: Lựa chọn thức uống lợi khuẩn an toàn và phù hợp với tình trạng cơ thể. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể. Bảo quản probiotic đúng cách: Bảo quản probiotic ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Nên bảo quản probiotic trong tủ lạnh. Không lạm dụng probiotic: Bổ sung probiotic quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ như đầy bụng, tiêu chảy. Các câu hỏi liên quan khác 1.   Uống nhiều các vi khuẩn có lợi có sao không?    Uống nhiều probiotic nói chung không gây hại cho người khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng probiotic có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, hoặc buồn nôn. 2. Các loại probiotic khác nhau có mang đến chất lượng giống nhau không?  Không. Chất lượng của probiotic phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chủng vi khuẩn: Mỗi chủng vi khuẩn có công dụng khác nhau. Số lượng vi khuẩn: Nên chọn sản phẩm có số lượng vi khuẩn đủ lớn để có hiệu quả. Khả năng sống sót: Nên chọn sản phẩm có khả năng sống sót tốt trong môi trường axit dạ dày. Uy tín của nhà sản xuất: Nên chọn sản phẩm của nhà sản xuất uy tín. 3. Nên bổ sung Probiotic trong thời gian bao lâu? Thời gian bổ sung probiotic phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Nếu sử dụng để điều trị bệnh, nên bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu sử dụng để phòng ngừa bệnh, có thể bổ sung liên tục trong vài tháng.   4. Bổ sung Probiotic qua các cách nào?   Dạng viên nang: Đây là dạng phổ biến nhất. Dạng bột: Có thể pha với nước hoặc sữa để uống. Dạng thực phẩm chức năng: Có thể ăn trực tiếp hoặc pha với nước. Dạng thực phẩm: Nên chọn sữa chua có chứa lợi khuẩn sống. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn có thể giải đáp hết những thắc mắc về “Uống probiotic lúc nào hấp thu tốt nhất? hay probiotic nên uống lúc nào? Nếu bạn đang gặp các thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có chứa vi khuẩn lactic thì có thể tham khảo các dòng sản phẩm Health Care hoặc Collagen chứa probiotic của Life Hub. Mọi thắc mắc có thể liên hệ với chúng tôi theo các thông tin dưới đây để được tư vấn ngay nhé!  THÔNG TIN LIÊN HỆ:  Life Hub Việt Nam   Số điện thoại: 0947.656.705 Địa chỉ: Lầu 19, khu A, Tòa nhà Indochina Park Tower, Số 04 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Website: https://lifehubvietnam.com/ Facebook: https://www.facebook.com/lifehubvietnam Shopee: https://shopee.vn/lifehub.official

Vi khuẩn lactic là gì? Đặc điểm và tác dụng của vi khuẩn Lactic

Vi khuẩn Lactic thuộc nhóm vi sinh vật vi khuẩn có lợi, các lợi khuẩn này không chỉ tác động đến nhiều sức khỏe con người mà còn ứng dụng nhiều trong các sản phẩm/chế phẩm khác nhau. Vậy, các đặc điểm của vi khuẩn lactic như thế nào? Cụ thể có những ứng dụng nào? Hãy cùng đọc bài dưới đây của Life Hub để được giải đáp hết những thắc mắc ngay nhé!  Tìm hiểu về vi khuẩn lactic là gì?   Vi khuẩn lactic là gì?   Vi khuẩn lactic hay còn được gọi là Lactic Acid Bacteria. Đây là một nhóm vi khuẩn thuộc họ Lactobacillaceae, chúng được gọi là "lactic" do khả năng sản xuất axit lactic trong quá trình lên men. Về hình dạng, vi khuẩn lactic thuộc gram dương, hình que hoặc hình cầu, không di động, không sinh bào tử. Vi khuẩn lactic dinh dưỡng theo kiểu thu nhận năng lượng qua quá trình lên men carbohydrate và tạo ra acid lactic. Vi khuẩn này thường được tìm thấy trong các sản phẩm lên men như sữa chua, sữa chua lên men, trà Kombucha, kefir, và các sản phẩm có chứa lúa mạch lên men.  >> Xem thêm: Uống probiotic lúc nào hấp thu tốt nhất?   Đặc điểm vi khuẩn axit lactic như thế nào?  Đặc điểm chính của vi khuẩn axit lactic là chúng có khả năng sản xuất axit lactic trong quá trình lên men. Ngoài ra, chúng còn mang các đặc điểm khác về:  Nhu cầu dinh dưỡng: Vi khuẩn axit lactic không có khả năng tự sản xuất một số chất cần thiết để sống sót và phát triển. Vì vậy, chúng phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ môi trường xung quanh, như sữa, các sản phẩm lên men, thực vật hay đường ruột của người và động vật. Sản xuất axit lactic: Vi khuẩn axit lactic có khả năng chuyển đổi đường thành axit lactic thông qua quá trình lên men. Axit lactic là một sản phẩm chính trong quá trình này và giúp tạo ra vị chua trong các sản phẩm lên men như sữa chua và kefir. Nơi sống và phát triển: Vi khuẩn axit lactic có thể được tìm thấy chủ yếu trong sữa, các sản phẩm từ sữa, thực vật lên men hoặc đang phân hủy, cũng như trong đường ruột của người và động vật. Hình dạng và chi vi khuẩn:  Có khoảng 20 chi vi khuẩn axit lactic được biết đến. Tuy nhiên, xét về các hình dáng các chi sẽ được xếp vào thành 5 giống bao gồm: Lactobacillus, Pediococcus, Streptococcus, Leuconostoc và Bifidobacterium.  Mỗi chi có các đặc điểm hình dạng và chức năng riêng biệt. Cơ chế lên men: Vi khuẩn axit lactic có thể lên men theo hai cơ chế chính là lên men đồng hình và lên men dị hình, phụ thuộc vào các loại enzyme nội bào của chúng.   Lợi khuẩn Lactobacillus là một trong những loại giống của vi khuẩn lactic   Môi trường sinh trưởng của vi khuẩn Lactic Môi trường sinh trưởng thích hợp của hầu hết các các chi vi khuẩn lactic ưa sống môi trường acid, phát triển tốt ở pH từ 3,5 đến 6,5. Trong đó, đa số các loài trong nhóm vi khuẩn lactic phát triển mạnh mẽ trong môi trường có pH từ 6 đến 7.  Tuy nhiên, vẫn có một số loài như Oenococcus oeni và nhiều Lactobacillus. Các loại này có ưu điểm trong môi trường acid và có khả năng chịu đựng pH thấp hơn rất nhiều. Không những vậy, các vi khuẩn có thể chịu được nhiệt độ cao, một số chủng có thể sống sót ở nhiệt độ 60°C trong 30 phút. Quá trình lên men Điều kiện: Không có oxy (yếm khí) Nhiệt độ thích hợp (20-40°C) Độ chua thích hợp (pH 5.5-6.5) Có đủ đường Quá trình lên men: Vi khuẩn lactic sản xuất axit lactic từ các nguồn carbon như đường, lactose, hoặc các chất béo. Quá trình này thường diễn ra trong môi trường anaerobic, tức là môi trường thiếu oxy, nhưng một số loại vi khuẩn lactic cũng có thể hoạt động dưới môi trường có oxi. Axit lactic được sản xuất làm giảm độ pH của môi trường, tạo điều kiện không thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và tạo ra vị chua trong sản phẩm. Các loại vi khuẩn lactic có thể có các quá trình lên men khác nhau như lên men đồng hình và lên men dị hình, tùy thuộc vào hệ enzyme nội bào của chúng. Ứng dụng của các vi khuẩn lactic  Vi khuẩn axit lactic tham gia vào sản xuất thực phẩm  Lên men sữa chua: Vi khuẩn axit lactic tham gia vào quá trình lên men sữa chua, biến đổi lactose trong sữa thành axit lactic, tạo ra vị chua và cải thiện độ bền của sản phẩm. Sản phẩm cuối cùng, sữa chua, là một nguồn cung cấp probiotics, có lợi cho hệ tiêu hóa. Lên men đồ chua: Vi khuẩn axit lactic cũng được sử dụng trong quá trình lên men đồ chua như kimchi, choucroute, pickles, và cải củ lên men khác. Trong quá trình này, chúng tạo ra một môi trường axit và làm tăng giá trị dinh dưỡng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại và tạo ra vị đặc trưng của sản phẩm. Chế biến thực phẩm: Vi khuẩn axit lactic cũng được sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm như phô mai và sữa chua lên men. Trong các sản phẩm này, chúng giúp cải thiện hương vị, kết cấu và độ bền. Bảo quản thực phẩm: Sản phẩm từ vi khuẩn axit lactic, như sữa chua và kimchi, có thể được sử dụng để bảo quản thực phẩm khác. Ví dụ, việc thêm sữa chua vào các món nấu ăn có thể giúp kéo dài tuổi thọ của thực phẩm và tăng cường giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra, các vi khuẩn axit lactic tham gia vào quá trình cộng sinh giữa các thành phần khác để tạo ra các thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Ví dụ: Trà Kombucha là ứng dụng của Vi khuẩn lactic trong sản xuất thực phẩm. Quá trình lên men trà Kombucha dựa trên sự cộng sinh giữa nấm men (yeast) và vi khuẩn lactic.   Trà Kombucha là ứng dụng của Vi khuẩn lactic dựa trên sự cộng sinh giữa nấm men (yeast) và vi khuẩn lactic   Tham gia sản xuất chế phẩm hỗ trợ sức khỏe Vi khuẩn lactic đã được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, vì vậy chúng được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chế biến hỗ trợ sức khỏe.  Bổ sung các lợi khuẩn Probiotics:  Vi khuẩn lactic là thành phần chính trong các sản phẩm men vi sinh probiotics. Probiotics là các vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe, chúng có khả năng cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và cải thiện hệ tiêu hóa.  Các sản phẩm probiotics thường chứa các loại vi khuẩn như Lactobacillus và Bifidobacterium, có thể được tiêu thụ dưới dạng viên nang, sữa chua lên men, hoặc bổ sung khác. Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Vi khuẩn lactic giúp cân bằng vi sinh vật đường ruột và tạo ra môi trường ổn định trong ruột. Bổ sung các vi khuẩn lactic có thể giúp giảm triệu chứng của các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón và rối loạn tiêu hóa khác. Hỗ trợ miễn dịch: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn lactic có thể hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách kích thích sản xuất các kháng thể và tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch.  Hỗ trợ hệ tiêu hóa sau sử dụng kháng sinh: Vi khuẩn lactic có thể được sử dụng để phục hồi hệ vi sinh vật đường ruột sau khi sử dụng kháng sinh. Kháng sinh thường tiêu diệt không chỉ vi khuẩn gây bệnh mà còn làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột, dẫn đến các vấn đề tiêu hóa. Việc sử dụng probiotics sau kháng sinh có thể giúp phục hồi cân bằng vi sinh vật và hệ tiêu hóa. Hỗ trợ sức khỏe phụ nữ:  Các sản phẩm chứa vi khuẩn lactic có thể được sử dụng để hỗ trợ sức khỏe phụ nữ. Đặc biệt theo nghiên cứu bổ sung vi khuẩn lactobacillus plantarum chủng ATG-K2, ATG-K6 và ATG-K8 sẽ chống lại vi khuẩn có hại Candida albicans và Gardnerella vagis. Đây là 2 vi khuẩn thường gặp gây các bệnh về âm đạo tái đi tái lại ở phụ nữ.  Ngoài ra, bổ sung vi khuẩn lactic sẽ cải thiện sức khỏe phụ nữ sau khi sinh, giảm triệu chứng của viêm nhiễm âm đạo và hỗ trợ sức khỏe phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh nhờ các Lactobacillus âm đạo khác.   Woman Probiotic - Sản phẩm chứa vi khuẩn axit lactic hỗ trợ sức khỏe phụ nữ    >> Chi tiết sản phẩm:  https://lifehubvietnam.com/thuc-pham-bo-sung-woman-probiotics   Ứng dụng vào cuộc sống Ngoài sử dụng các vi khuẩn lactic để bào chế các chế phẩm sức khỏe, sản xuất thực phẩm thì vi khuẩn axit lactic tham gia nhiều vào các ứng dụng khác như:  Sản xuất phân bón sinh học: Vi khuẩn lactic được sử dụng để sản xuất phân bón sinh học, giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và cải thiện chất lượng đất. Bảo quản thức ăn chăn nuôi: Vi khuẩn lactic được sử dụng để bảo quản thức ăn chăn nuôi, giúp giảm thiểu lãng phí và cải thiện chất lượng thức ăn. Sản xuất bioplastic: Vi khuẩn lactic được sử dụng để sản xuất bioplastic, một loại nhựa sinh học thân thiện với môi trường. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn có thể giải đáp hết những thắc mắc về “Vi khuẩn lactic là gì? Vi khuẩn lactic có hình thức dinh dưỡng là gì? Đặc điểm và tác dụng của vi khuẩn Lactic? Nếu bạn đang gặp các thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có chứa men vi sinh probiotic thì có thể tham khảo các dòng sản phẩm Health Care hoặc Collagen chứa probiotic của Life Hub. Mọi thắc mắc có thể liên hệ với chúng tôi theo các thông tin dưới đây để được tư vấn ngay nhé!  THÔNG TIN LIÊN HỆ:  Life Hub Việt Nam   Số điện thoại: 0947.656.705 Địa chỉ: Lầu 19, khu A, Tòa nhà Indochina Park Tower, Số 04 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Website: https://lifehubvietnam.com/ Facebook: https://www.facebook.com/lifehubvietnam Shopee: https://shopee.vn/lifehub.official

hotline
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook