Chi tiết bài viết

[Giải đáp 2024] Cúng tất niên xong có hóa vàng không?

26/01/2024

Cúng tất niên xong có hóa vàng không? Chuẩn bị mâm cúng tất niên cần những gì? Cúng sao cho chuẩn bài bản và đúng nghi thức. Đây là các băn khoăn của nhiều người khi sắp đến dịp cuối năm khi thực hiện cúng tất niên. Để biết chính xác câu trả lời thì bạn có thể theo dõi ngay bài viết để được giải đáp hết thắc mắc nhé! 

[Giải đáp] Cúng tất niên xong có hóa vàng không?

Trả lời nhanh cho thắc mắc “Cúng tất niên xong có hóa vàng không?” sẽ là Có. Sau khi thực hiện cúng tất niên xong, tức là sau thời điểm hương tàn gia đình sẽ hóa vàng mã được dâng lên mâm cúng. Sau khi hóa vàng xong xuôi thì con cháu mới hạ mâm cỗ cúng lên ông bà gia tiên xuống để thụ lộc. 

Giải đáp ngay cúng tất niên xong có hóa vàng không  

Giải đáp ngay cúng tất niên xong có hóa vàng không  

>> Có thể bạn thắc mắc: Những điều kiêng kỵ ngày tết không nên làm

Bài khấn hóa vàng sau khi cúng tất niên

Trước khi thực hiện nghi thức hóa vàng mã sau khi cúng xong thì gia chủ cần khấn xin phép thần linh và tổ tiên, tiếp đến mới hạ xuống để tiến hành đi hóa. Bài khấn như sau:

“Con Nam mô A Di Đà Phật (đọc lặp lại 3 lần, đồng thời chắp tay khấn vái 3 lần)

Con lạy chín phương trời, con lạy chư Phật mười phương

Con lại Hoàng Thiên Hậu Thổ, lạy chư vị tôn thần nơi đây

Con lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, các vị Táo quân, vị Long mạch Tôn Thần.

Con lạy các cụ tổ khảo, lạy các cụ tổ tỷ, các cụ tổ tiên nội ngoại.

Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm..........

Gia chủ chúng con là:.........., năm nay ..... tuổi

Nay ngụ tại:..........

Nhân dịp năm cũ sắp qua, năm mới đang tới, chúng con thành tâm sửa biện các lễ vật, hương hoa kính cẩn dâng lên trước án, xin lễ tạ các bậc Tôn thần, tổ tiên.

Kính xin được phù hộ độ trì, mọi điều tốt lành, con cháu bình an được hưởng tài lộc trong năm mới. Với lòng thành kính dâng, cúi xin chứng giám soi xét cho chúng con.

Con Nam mô A Di Đà Phật (đọc lặp lại 3 lần kèm chắp tay vái 3 lạy)”

Cần khấn hóa vàng sau khi cúng tất niên

Cần khấn hóa vàng sau khi cúng tất niên

Lưu ý: Để đi hóa vàng mã cúng tất niên thì gia chủ cần đợi sau khi hương tàn mới nên khấn xin để xin vàng mã xuống và thụ lộc.  

>> Cùng xem ngay: Hướng đẹp, giờ xuất hành mùng 1 tết 2024 cho các con giáp

Cách hóa vàng tất niên đúng cách 

Cách hóa vàng tất niên đúng cách 

Cách hóa vàng tất niên đúng cách 

Ngoài cân nhắc về các thời điểm hóa vàng, lời khấn thì lễ nghĩa và cách thức khi thực hiện hóa vàng cũng cần được chú ý. Đầu tiên, trước khi tiến hành cúng tất niên cuối năm thì gia chủ lưu ý chuẩn bị đầy đủ các loại vàng mã, tiền vàng, quần áo dành riêng cho các bậc thần linh hay ông bà tổ tiên. 

Khi tiến hành khấn xong, hạ vàng mã xuống hóa cần phân phần vàng mã của thần linh và tổ tiên để tránh bị lẫn lộn. Khi thực hiện hóa vàng sẽ đốt cho các gia thần trước, sau đó mới đốt quần áo, vàng mã, đồ dùng hay vật phẩm cho ông bà tổ tiên. Chú ý rằng, quan sát lửa cháy hết các phần đã đốt thì mới là hoàn thành. Tránh việc hóa vàng nhưng cháy một phần hay còn sót vì theo quan niệm xưa như vậy thì thần linh, ông bà không nhận được. 

>> Xem ngay: Năm 2024 tuổi con gì và mệnh gì?

Câu hỏi liên quan  

1. Cúng tất niên là gì? 

Cúng tất niên là một trong những nghi thức để tổng kết một năm đã qua, lễ cúng sẽ thông báo mời ông bà tổ tiên, thần linh xung quanh về chứng giám cho gia đình. Ngoài văn hóa tâm linh, sau khi cúng tất niên là thời điểm gia đình họ hàng quây quần bên nhau. 

Ngày xưa, cúng tất niên sẽ thường làm vào ngày cuối cùng của năm cũ. Thế nhưng, để gặp mặt họ hàng gia đình thì tùy nhà sẽ cúng tất niên vào các ngày khác nhau. Đa phần bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp (âm lịch) các nhà đã tổ chức cúng kiếng dần. 

2. Có cần thiết phải cúng tất niên hay không? 

Quan niệm có cần phải cúng tất niên hay không thì tùy vào quan niệm của từng gia đình. Nếu trong trường hợp vào dịp cuối năm gia đình quá bận rộn hay có vấn đề về kinh tế thì có thể làm mâm cúng đơn giản, miễn sao có tấm lòng thành kính vẫn là điều tốt nhất. 

3. Thắp hương xong có hóa vàng luôn không? 

Theo tục lệ từ xưa đến nay, thường để hạ lễ hóa vàng thì sau khi hương cháy hết 3 tuần hương (1 tuần hương là thời gian cháy hết 1 nén hương) thì mới có thể tiếp tục thực hiện nghi thức hạ lễ hóa vàng. 

Đồng thời, cấm kỵ nhất là gia chủ thực hiện hạ lễ hóa vàng khi hương còn chưa cháy hết. Điều này sẽ phạm phải điều cấm kỵ sẽ khiến ông bà tổ tiên quở trách. 

3. Mâm cúng tất niên bao gồm những gì?

Với mỗi vùng miền, gia đình sẽ có những chuẩn bị mâm cúng tất niên, mâm cơm hoá vàng chay mặn khác nhau. Thế nhưng, cơ bản và không thể thiếu trong mâm cúng của bất kỳ gia đình nào là những vật phẩm như: Gạo, muối; Trà, rượu, nước lọc; Giấy tiền vàng mã; Chè, xôi, cháo trắng; Gà ta luộc; Bánh chưng hoặc bánh tét; Chả lụa,...

4. Cúng tất niên chay có được hay không? 

Được. Tùy thuộc vào từng gia đình mà có thể lựa chọn cúng chay hoặc mặn. Nhất là đối với nhiều các gia đình theo đạo Phật thì có thể làm mâm cơm chay để cúng tất niên cho ông bà tổ tiên, thần linh. 

Trên đây là toàn bộ các thông tin giúp bạn trả lời về thắc mắc “Cúng tất niên xong có hóa vàng không?”. Ngoài ra, để cập nhật các tin tức khác như: Người trong nhà có tự xông đất được không?số tiền lì xì may mắn; về các chủ đề làm đẹp, sức khỏe và xu hướng đừng quên theo dõi trang tin tức của chúng tôi ngay nhé! 


 

Viết bình luận
hotline
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook